GIỚI THIỆU THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ HUYỆN GIÁ RAI
1. Lịch sử hình thành Thư viện huyện Giá Rai
- Thư viện huyện Giá Rai được hình thành năm 1993, trực thuộc Phòng Văn hóa thông tin huyện, là một bộ phận của phòng ( chỉ có 01 phòng nhỏ khoản 20 m2 ) với hơn 1.000 bản sách, một ít báo, tạp chí….Tài liệu Thư viện huyện Giá Rai được sắp xếp theo thứ tự đăng ký cá biệt..
Đa số những người đến Thư viện là cán bộ công nhân viên chức.
Chỉ có 01 cán bộ phụ trách Thư viện.
- Đến năm 2000 được sự quan tâm của HĐND,UBND huyện, Thư viện được xây dựng khang trang nằm trong khu công viên văn hóa của huyện, với diện tích xây dựng khoản 144m2, lúc này vốn lài liệu của Thư viện chủ yếu là sách, báo, được sự quan tâm của Phòng VHTT, vốn tài liệu củng được bổ sung hàng năm .
Cán bộ phục vụ Thư viện có 02 người, đều có nghiệp vụ chuyên môn về Thư viện.
Độc giả đến Thư viện ngày càng đông, chủ yếu là đọc tại chỗ, lượng độc giả mượn về nhà rất ít, hàng ngày có khoản 30 lượt bạn đọc đến Thư viện .
- Từ tháng 03 năm 2002 huyện Giá rai được chia tách thành 02 huyện Giá Rai và Đông Hải, một số ban ngành của huyện củng được sắp xếp lại, trong đó cóTrung Tâm TDTT ghép với nhà VH thành Trung tâm Văn Hóa Thông Tin-Thể Dục Thể Thao huyện Giá Rai, lúc này Thư viện trực thuộc Trung tâm VHTT- TDTT huyện . Cán bộ phục vụ Thư viện chỉ còn 01 cán bộ, tổng số đầu sách khoản 5000-6000 bản, đa số sách củ.
Thư viện hoạt động theo giờ hành chính: tuần làm việc sáu ngày, mỗi ngày làm 8 giờ, mọi hoạt động của Thư viện đều trực thuộc Trung tâm VHTT-TDTT, dưới sự quản lý và điều hành của Trung tâm . Từ khi trực thuộc Trung tâm VHTT-TDTT kinh phí eo hẹp mà Trung tâm thì hoạt động nhiều ở hai lĩnh vực văn hóa và Thể thao, kinh phí chủ yếu dành cho hoạt động TDTT và tổ chức các hoạt động văn hóa,văn nghệ, công tác tuyên truyền …về hoạt động Thư viện ít quan tâm, vốn tài liệu có năm thì cho mua bổ sung nếu kinh phí cân đối được, có năm không cho mua sách mới, chủ yếu chỉ có nguồn sách tài trợ; “ Chương trình mục tiêu quốc gia” hàng năm nên vốn tài liệu không được phong phú lắm, nội dung củ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của Thư viện, lượng bạn đọc đến Thư viện ngày một ít dần, chỉ có 01 cán bộ nên khâu xử lý nghiệp vụ chủ yếu là nhờ Thư viện tỉnh hỗ trợ, cán bộ Thư viện chỉ làm công tác phục vụ bạn đọc .
- Năm 2006 Trung Tâm VHTT-TDTT hợp đồng thêm 01 cán bộ cho Thư viện, lúc này Thư viện được 02 cán bộ, trụ sở làm việc được dời đi cách trụ sở củ khoản 500m để xây dựng tượng đài Anh hùng của huyện .
Năm 2008 Trung Tâm VHTT-TDTT đổi tên thành Trung Tâm Văn hóa-Thể thao. UBND huyện quyết định chia Thư viện ra làm 02 cho cơ quan Tài nguyên môi trường huyện và Thư viện, từ đó Thư viện càng gặp nhiều khó khăn hơn, đã chật hẹp nay lại chật hẹp hơn, (kho, phòng đọc, xử lý nghiệp vụ đều tập trung một chỗ). lúc này Thư viện hoạt động cầm chừng.
- Trước tình hình đó Cán bộ Thư viện mạnh dạn tham mưu với Ban Giám đốc Trung Tâm VH-TT xây dựng đề án thành lập Thư viện huyện trình UBND huyện phê duyệt, Sau khi xem xét đề án, qui chế hoạt động, bộ máy làm việc, các phòng chức năng của Thư viện thì được sự thống nhất và đồng tình cao của UBND và Phòng Nội Vụ huyện. Qua thời gian tham mưu tích cực với UBND tỉnh, Sở Nội vụ Tỉnh, đ
- Với diện tích 144m, gồm 4 phòng (01 kho sách, 01 phòng đọc,01 phòng làm việc cho cán bộ, 01 phòng Thư viện điện tử.)
- Ngoài những người đến đọc sách tại chỗ, Thư viện Giá Rai còn cho mượn về nhà. Ngoài phục vụ tại chỗ Thư viện còn thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh và tổ chức các Hội thi như: “Kể chuyện sách Thiếu nhi”, thi “Vẽ tranh theo sách, theo chủ đề”…thu hút gần 200 em của các điểm trường trong huyện, ngoài ra Thư viện huyện còn kết hợp với Thư viện tỉnh to chức Triển lãm sách, báo nhân ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22/12.
- Ngoài Tổ chức các cuộc tuyên truyền về sách, Thư viện huyện còn đi xây dựng phong trào ở cơ sở hiện tại Thư viện đã xây dựng được 06 phòng đọc sách thuộc 10 xã, thị trấn.
- Đầu năm 2012 vừa vào ổn định thì Thư viện huyện phải di dời do xây dựng lại trụ sở mới. Thư viện huyện ở tạm trong phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, do chỗ ở mới khuất đường đi cho nên công tác phục vụ bạn đọc bị hạn chế, Thư viện chỉ phục vụ cầm chừng, chủ yếu là xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở.
- Tháng 12 năm 2012 Thư viện lại 1 lần nữa dời chỗ về Trụ sở mới. Trụ sở rất khang trang nằm trong khu Trung tâm VH rất thuận lợi cho bạn đọc đi lại, trụ sở gồm 2 lầu 12 phòng đều được bố trí đầy đủ và đẹp mắt .Tuy đang sắp xếp đi vào hoạt động nhưng số lượng bạn đọc đến ngày càng nhiều làm cho phong trào đọc sách ở Thư viên huyện khởi sắc. Thư viện Giá Rai do UBND huyện quản lý và được xem là Thư viện có quy mô nhất so với các Thư viện khác trong tỉnh, hiện tại vốn tài liệu của Thư viện được bổ sung mới hơn 2 ngàn cuốn sách rất phong phú và đa dạng từ nhiều môn loại.
- Thư viện đang làm công tác xử lý nghiệp vụ, thông tin tuyên truyền để phục vụ bạn đọc, trong toàn bộ hoạt động của mình, Thư viện huyện Giá Rai luôn phải mang 2 đặc tính:
+ Một là Thư viện khoa học có quy mô lớn dần trong toàn tỉnh.
+ Hai là Thư viện trung tâm của mạng lưới ở cơ sở (10 xã, thị trấn).
- Với vai trò và vị trí như trên, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Thư viện là phải nâng cao chất lượng phục vụ các yêu cầu nghiên cứu, tham khảo ý kiến bạn đọc trong toàn huyện có nhu cầu tìm tài liệu xưa và nay. Để đáp ứng nhu cầu này và nhằm nâng cấp Thư viện lên kịp thời với trình độ của các Thư viện khác, Thư viện Giá Rai xây dựng kế hoạch nâng cao về mọi mặt đến 2020. Theo mỗi bước phát triển của huyện lên Thị xã năm 2015, Thư viện huyện Giá Rai luôn nổ lực để đảm đương các vai trò:
+ Thư viện là trọng tâm của huyện có nhiệm vụ xây dựng, bảo quản và tổ chức khai thác vốn tài liệu về mọi lĩnh vực.
+ Là Trung tâm VH, dùng sách báo tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước cho đối tượng sử dụng tài liệu.
+ Là Trung tâm thông tin hỗ trợ về nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đa dạng từ việc nâng cao dân trí, hỗ trợ học sinh, sinh viên, độc giả đến Thư viện.
+ Thư viện chịu trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo thực hiện phát triển mạng lưới, thúc đẩy phong trào đọc sách ở cơ sở.
+ Là cơ quan hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng đọc Thư viện ở cơ sở.
- Gần đây , Thư viện có những bước phát triển mới trong công tác phục vụ, Thư viện tổ chức kho mở (tự chọn), giúp người đọc rút ngắn thời gian tìm, chọn tài liệu, cho nên bạn đọc đến Thư viện ngày càng đông. Thư viện hiện tại có 5 máy cho phòng đọc điện tử từng bước tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, với mục tiêu hiện đại hóa Thư viện, công tác biên mục, tra cứu, quản lý báo tạp chí.v.v. đang thực hiện bằng phần mền quản lý Thư viện.
2.Tổ chức cán bộ:
- Khi mới thành lập, Thư viện chỉ có 1 cán bộ, sau khi có quyết định thành lập chính thức Thư viện có 5 cán bộ. Cùng với sự đi lên của huyện, đội ngũ cán bộ phát triển về mọi mặt, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ cũng có bước chuyển vượt bậc.
+ Đại học: 03 cán bộ;
+ Trung cấp: 02 cán bộ.
3. Cở sở vật chất:
- Nằm trong khu công viên Văn hóa thiếu nhi, Thư viện huyện Giá Rai có vị trí rất thuận lợi cho việc đọc và mượn sách. Thư viện huyện Giá Rai, tập trung nhiều cơ quan ban, ngành trong huyện cùng hệ thống các, trường tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, do đó nhu cầu sử dụng tài liệu rất lớn.
- Để thực hiện được vai trò là cơ quan thông tin, phổ biến kiến thức, Thư viện huyện Giá Rai đã thực hiện, phương châm: “Tất cả vì bạn đọc”.
- Hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc gồm có:
+ Phòng đọc Tổng hợp: kho mở tự chọn;
+ Phòng mượn luân chuyển sách: kho đóng;
+ Phòng báo-tạp chí: kho mở tự chọn;
+ Phòng mượn;
+ Phòng đọc điện tử;
+ Phòng thiếu nhi;
+ Phòng lưu trữ tài liệu;
+ Phòng xử lý nghiệp vụ.
- Việc tra tìm tài liệu dùng cho bạn đọc được thực hiện song song theo 2 phương thức:
+ Tra tìm qua hệ thống mục lục truyền thống;
+ Tra tìm qua hệ thống mục lục điện tử sắp tới.
4. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin:
Công tác ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động Thư viện huyện Giá Rai đang được triển khai thực hiện. Hiện có 5 máy cho phòng đọc điện tử (Sở Công nghệ tài trợ). Săp tới quý II Thư viện sẽ quỹ B tài trợ máy đưa vào ứng dụng và phục vụ bạn đọc.
5.Công tác xây dựng vốn tài liệu:
- Sau khi có Quyết định thành lập chính thức (2011), vốn sách của Thư viện có khoảng 13 ngàn cuốn, đến nay được bổ sung thêm hơn 2 ngàn cuốn. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quyết định của vốn tài liệu đối với hoạt động của Thư viện, đơn vị đã không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn.
- Đặc biệt, Thông tư liên bộ số 97 ngày 15/6/1990 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch-Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài liệu chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với Thư viện công cộng” được ban hành, ngành Thư viện nước ta nói chung và Thư viện huyện Giá Rai nói riêng đã có điều kiện thuận lợi phát triển về vốn Tài liệu từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.
Từ khi tách ra khỏi Trung tâm VHTT trực thuộc UBND huyện, Thư viện đã thành lập và xây dựng được 6 phòng đọc Thư viện cho 6 xã, thị trấn và đã luân chuyển hơn 5 ngàn sách cho các xã.
Tính đến nay Thư viện đã có hơn 15 ngàn bản sách, ngoài nguồn sách Thư viên cập nhật thường xuyên 20 loại báo-tạp chí.
ầu tháng 7 năm 2011 Thư viện huyện Giá Rai được thành lập trực thuộc UBND huyện, có con dấu và tài khoản riêng và chính thức đi vào hoạt động, là 01 đơn vị sự nghiệp khi mới tách ra, trụ sở còn bộn bề, bị xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu thốn. Nhờ sự quan tâm của Huyện ủy- HĐND – UBND huyện xem xét giúp đỡ cho sữa chữa trụ sở và mua sắm một số tài sản đến nay Thư viện đã ổn định và đi vào hoạt động. thư viện có trên 14 ngàn đầu sách các loại, 20 loại báo, tạp chí; 05 máy vi tính (cho Thư viện điện tử).